Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên việc nắm rõ các linh kiện trong tủ lạnh không phải ai biết. Vậy các linh kiện ở tủ lạnh cấu tạo như thế nào? Chức năng ra sao? Trong bài viết hôm nay, ALO sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp chi tiết vấn đề này ngay nhé.
Hệ thống khung tủ lạnh sẽ bao gồm các bộ phận cơ bản như: Khung vỏ, cánh cửa tủ, các ngăn tủ lạnh. Đây là những bộ phận mà bạn dễ dàng quan sát bằng mắt thường và thấy tất cả các bộ phận.
Khung tủ lạnh có nhiệm vụ chính là lưu trữ nhiệt độ lạnh, bảo quản thực phẩm hoàn hảo cũng như bao bọc các linh kiện bên trong hệ thống làm lạnh của tủ lạnh.
Mỗi phụ kiện trong tủ lạnh đều có những đặc điểm và chức năng riêng để giúp tủ lạnh hoạt động ổn định và hiệu quả nhất. Theo đó, một chiếc tủ lạnh cơ bản sẽ bao gồm 8 bộ phận chính dưới đây:
Dàn nóng (dàn ngưng) tủ lạnh là linh kiện được làm từ ống đồng với thiết kế mắc song song có nhiệm vụ chính là tản nhiệt ra bên ngoài. Khi khí gas được đưa đến dàn nóng tủ lạnh, chúng sẽ được ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao, nhiệt độ thấp, sau đó được thực hiện qua quá trình tỏa nhiệt ra bên ngoài trước khi chuyển đến van tiết lưu để thay đổi áp suất.
Tương tự như dàn nóng, dàn lạnh tủ lạnh cũng được làm từ ống đồng với chức năng chính là vận chuyển khí gas làm lạnh. Các thanh ống đồng này sẽ được mắc song song với nhau cùng hệ thống lá nhôm tản nhiệt mật độ lớn để giúp quá trình hấp thụ nhiệt tốt hơn.
Trong quá trình tủ lạnh hoạt động, dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt trong tủ nhờ khí gas lạnh rồi từ từ xả chúng ra bên ngoài thông qua hoạt động của dàn nóng.
Đây là một trong các linh kiện trong tủ lạnh, giúp cảm nhận nhiệt độ tủ lạnh có đạt được độ lạnh cần thiết hay chưa, sau đó thông báo cho vi xử lý thời gian chạy lạnh và ngừng nghỉ của tủ. Nếu tủ lạnh phát sinh sự cố, cảm biến chu trình của tủ sẽ hư hỏng, chạy sai và không thể làm đá.
Mỗi tủ lạnh thường sẽ có 2 cảm biến Sensor: 1 cái để cảm nhận nhiệt độ lạnh ở dàn lạnh và cái còn lại để xác nhận nhiệt độ ở ngăn lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh. Các dòng tủ lạnh kích thước lớn hơn sẽ được thiết kế nhiều cảm biến hơn, tương ứng với từng nhiệm vụ khác nhau.
Block tủ lạnh là linh kiện được sử dụng với nhiệm vụ chính là hút hết khí lạnh được tạo ra từ dàn bay hơi và ổn định áp suất cần thiết cho sự bay hơi khí lạnh ở nhiệt độ thấp. Đồng thời, block còn nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, từ đó đẩy hơi lạnh vào dàn ngưng.
Timer hẹn giờ được thiết kế với nhiệm vụ chính là chạy theo chu kỳ từ 8 - 12h để chuyển qua mạch ngắt block, giúp tủ lạnh tự động chuyển sang chế độ xả đá. Bộ phận này thường được lắp đặt nằm sau lưng tủ lạnh trong phần hộp điện kế bên block hoặc trong ngăn rau củ của tủ lạnh, tùy theo thiết kế của từng model tủ lạnh.
Bo mạch điều khiển chủ yếu được thiết lập trên các dòng tủ lạnh Inverter nhằm kiểm soát và điều khiển các chức năng cảm ứng thông minh trên tủ lạnh. Cấu tạo của bo mạch điều khiển sẽ tùy theo thiết kế tủ lạnh của từng hãng, giúp việc thực hiện các thao tác điều chỉnh trên tủ đơn giản và thuận tiện nhất.
Rơ le khởi động (Tụ đề tủ lạnh) được dùng với mục đích chính là tăng mô-men khởi động cho tủ lạnh trong khoảng thời gian ngăn, cho phép tủ lạnh có thể chạy hoặc dừng nhanh chóng. 2 dòng rơ le hiện được sử dụng phổ biến trong tủ lạnh đó là rơ le khởi động bán dẫn và rơ le khởi động dòng điện.
Motor quạt/Quạt gió tủ lạnh là bộ phận quan trọng giúp điều hòa khí lạnh từ ngăn đá đến ngăn mát tủ lạnh, đảm bảo hơi lạnh có thể lưu thông tuần hoàn khắp nơi trong tủ lạnh và bảo quản thực phẩm tốt hơn. Linh kiện này sẽ được lắp đặt ở ngăn đá và được bao bọc bởi khung nhựa, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
Về cơ bản, các dòng tủ lạnh hiện nay đều sẽ được thiết kế hoạt động theo nguyên lý cơ bản dưới đây:
Bước 1- Nén khí gas: Môi chất lạnh khi đi qua block sẽ tồn tại ở thể khí với nhiệt độ và áp suất thấp, dưới tác động của block sẽ nén gas thành dạng khí có nhiệt độ và áp suất cao.
Bước 2- Ngưng tụ khí tại dàn nóng: Khí gas sau khi di chuyển qua block sẽ được đẩy đến dàn nóng để được ngưng tụ và hạ nhiệt thành chất lỏng với nhiệt độ thấp và áp suất cao nhờ quạt gió và nhôm tản nhiệt tại đây.
Bước 3- Giãn nở môi chất lạnh: Môi chất lạnh từ dàn nóng sẽ được di chuyển theo ống dẫn đến van tiết lưu. Tại đây, chúng sẽ được chuyển đổi thành chất lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp.
Bước 4- Hóa hơi tại khu vực dàn lạnh: Khi đến dàn lạnh, môi chất lạnh sẽ hấp thụ nhiệt độ bên trong tủ lạnh để tạo ra các hơi lạnh di chuyển vào bên trong tủ lạnh, đồng thời chuyển hóa thành thể khí có áp suất và nhiệt độ cao. Lúc này, luồng khí sẽ theo ống dẫn quay trở về block và tiếp tục chu kỳ mới.
Qua những thông tin tổng hợp chi tiết trên hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về các linh kiện trong tủ lạnh cũng như nguyên lý hoạt động của tủ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin về tủ lạnh, hãy truy cập website ALO.VN để được khám phá chi tiết hơn nhé.